CSDL điện tử miễn phí tiếng nước ngoài
04/03/2021
Cỡ chữ: A- A+
In bài viết
►► Tạp chí điện tử
► Tổng hợp
1. MedPharmRes
Đây là trang tạp chí điện tử của Đại học Y Dược TP.HCM được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2017.
2. Free Medical Journals
3. JAMA Network Open
4. Taylor & Francis Online
Là cơ sở dữ liệu cho phép truy cập đến nguồn tài nguyên miễn phí của hơn 30 lĩnh vực khoa học, với gần 4 triệu bài báo truy cập mở.
5. SpringerOpen
SpringerOpen là nguồn tài nguyên truy cập mở cho phép khai thác các bài báo khoa học miễn phí có chất lượng cao, bao gồm cả hơn 200 tài báo khoa học được bình xét phản biện (Peer-Review) của Spinger.
6. Directory of Open Access Journal (DOAJ)
Directory of Open Access Journal là thư mục trực tuyến được chỉ mục và cung cấp truy cập đến các tạp chí truy cập mở chất lượng cao. Tất cả các khoản tài trợ đều thông qua các khoản đóng góp, trong đó 50% là từ các nhà tài trợ và 50% từ các thành viên dự án và các thành viên xuất bản. Tất cả các dịch vụ của DOAJ đều miễn phí, bao gồm cả việc lập chỉ mục trong DOAJ. Tất cả dữ liệu đều có sẵn miễn phí.
► Ngoại Lồng ngực - Tim mạch
1. Journal of the American Heart Association
► Y học Cổ truyền
1. Journal Of Ethnopharmacology
►► Sách điện tử
1. Free Books for Doctors
2. WHO Medicines Bookshelf
3. OECD iLibrary
►► Luận văn, luận án
1. PQDT Open – ProQuest
PQDT Open cung cấp toàn văn các bài luận văn, luận án miễn phí. Bạn đọc có thể truy cập nhanh chóng và dễ dàng đến luận văn và luận án có liên quan đến các lĩnh vực quan tâm, và xem toàn bộ văn bản ở định dạng PDF.
►► CSDL tổng hợp
1. Pubmed
PubMed là một nguồn tài nguyên miễn phí hỗ trợ việc tìm kiếm và truy xuất các tài liệu y sinh và khoa học đời sống với mục đích cải thiện sức khỏe - cả trên toàn cầu và cá nhân.
Cơ sở dữ liệu PubMed chứa hơn 32 triệu trích dẫn và tóm tắt tài liệu y sinh. Nó không bao gồm các bài báo toàn văn; tuy nhiên, các liên kết đến toàn văn thường xuất hiện khi có sẵn từ các nguồn khác, chẳng hạn như trang web của nhà xuất bản hoặc PubMed Central (PMC).
PubMed được phát triển và được duy trì bởi Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia (NCBI), tại Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NLM), đặt tại Viện Y tế Quốc gia (NIH).
2. Biomed Central
3. Public Health Image Library (PHIL)
4. BNEUF
BNEUF là thư viện số do tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) xây dựng và phát triển từ năm 2017, cung cấp hơn 11 triệu đơn vị tài liệu khoa học và giáo dục trực tuyến như: sách chuyên khảo, bài báo khoa học, giáo trình trực tuyến, …thuộc mọi lĩnh vực khoa học bằng nhiều ngôn ngữ (Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hoa,…)
Ngoài ra, BNEUF còn cung cấp danh bạ với trên hàng chục nghìn chuyên gia của trên 900 trường đại học và tổ chức khoa học giáo dục thành viên AUF. Riêng đối với Việt Nam, có 295 chuyên gia từ 15 trường đang tham gia vào hệ thống này.
5. Thư viện trực tuyến của Liên Hợp Quốc
Thư viện trực tuyến của Liên Hợp Quốc bao gồm các ấn phẩm, tạp chí, dữ liệu được xuất bản bởi Ban thư ký, các quỹ và chương trình của Liên Hợp Quốc. Bộ CSDL với 28 chủ đề, tiêu biểu như: Hòa bình và an ninh thế giới; Nhân quyền; Trẻ em; Biến đổi khí hậu; Ma túy, tội phạm; Liên Hợp quốc và các chủ đề về Kinh tế, Văn hóa, Xã hội.